Kiến Trúc Xanh Là Gì?

kiến trúc xanh là gì?

Ngày nay, môi trường ngày càng bị ô nhiễm, không khí trong lành dần dần bị thay thế bởi khói bụi và khí thải độc hại. Nếu chúng ta không thay đổi thì môi trường trong tương lai sẽ ngày càng tệ đi, đe dọa đến sức khỏe cũng như hành tinh của chúng ta.

Vì vậy, kiến trúc xanh ra đời với đặc tính thân thiện với môi trường, đã và đang là xu hướng thiết kế kiến trúc nhằm góp phần xây dựng một môi trường sống xanh, bền vững, thích ứng với các biến đổi khí hậu toàn cầu và nhu cầu chất lượng cuộc sống của con người.

KIẾN TRÚC XANH

Vậy kiến trúc xanh là gì? Có những xu hướng thiết kế nào? Các tiêu chí đánh giá của một kiến trúc xanh? Hãy cùng đọc bài viết sau đây của Tạp Chí Kiến Trúc để hiểu rõ hơn nhé!

Định Nghĩa Kiến Trúc Xanh

Kiến trúc xanh ( Green Architecture) hay thiết kế xanh là một cách xây dựng nhằm giảm thiểu tác hại của các dự án xây dựng đối với sức khỏe con người và môi trường. Kiến trúc sư hoặc nhà thiết kế “xanh” sẽ cố gắng bảo vệ không khí, nước và trái đất bằng cách lựa chọn vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường và tiến hành xây dựng”.

Chúng ta có thể hiểu đơn giản như này: kiến trúc xanh là kiến trúc được tạo dựng, thiết kế từ những vật liệu thân thiện môi trường, hài hòa, không phá vỡ cảnh quan xung quanh, gắn bó con người với thiên nhiên, không làm ô nhiễm môi trường sống và tiết kiệm tối đa các nguồn năng lượng…

Xu Hướng Phát Triển Của Kiến Trúc Xanh

cu hướng phát triển của kiến trúc xanh

  • Kiến trúc khí hậu: phát triển ở nhiều quốc gia những năm 60.
  • Kiến trúc môi trường: bảo vệ môi trường.
  • Kiến trúc sinh khí hậu: hình dạng của tòa nhà được nghiên cứu mô phỏng theo các yếu tố của thiên nhiên.
  • Kiến trúc sinh thái: đề ra kiểu kiến trúc phù hợp với hệ sinh thái
  • Kiến trúc hiệu quả và tiết kiệm năng lượng: những nggoi nhà tiêu thụ ít điện
  • Kiến trúc thích ứng: thích nghi với khí hậu và nhu cầu của người sử dụng

Hệ Thống Tiêu Chuẩn Đánh Giá Công Trình Kiến Trúc Xanh Trên Thế Giới

Ở trên thế giới có nhiều bộ tiêu chuẩn dùng để đánh giá công trình kiến trúc xanh. Sau đây sẽ là tiêu chuẩn được đưa ra và áp dụng tại một số quốc gia  trên thế giới:

  • LEED (Leadership in Energy & Environmental Design) là bộ tiêu chuẩn được ban hành bởi USGBC (United States Green Building Council) – Hội đồng công trình xanh tại Mỹ. Đây là bộ tiêu chuẩn quốc tế tiên phong và phổ biến nhất về vấn đề xây dựng các công trình tiết kiệm năng lượng.
  • BREEAM  (Building Research Establishment  Environmental Assessment Method) do tổ chức nghiên cứu xây dựng của Anh đưa ra và chỉ áp dụng tại Anh. Mục đích của tiêu chuẩn là để chỉ đạo xây dựng xanh một cách có hiệu quả và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của xây dựng đối với môi trường.
  • GBC (Green Building Challenge) là một phương pháp đánh giá do Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Canada (NRC) soạn thảo với mục đích nhằm đánh giá, bình xét tính năng môi trường của kiến trúc sau khi thiết kế và hoàn công xây dựng.
  • EDGE (Exellence in Design for Greater Efficiencies) với các tiêu chuẩn tập trung đánh giá tính hiệu quả vận hành của công trình. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất trong kiến trúc công trình xanh.
  • Green Mark BCA của Singapore với các tiêu chí đánh giá dành riêng cho các khu vực khí hậu nhiệt đới.

Ngoài ra còn có các phiên bản tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh khác của Nhật Bản, Malaysia, Úc, Ấn Độ…

Xem thêm

  1. Công trình tiết kiệm năng lượng
  2. Các mẫu nhà đẹp cấp 4

Các Tiêu Chí Đánh Giá Của Kiến Trúc Xanh Việt Nam

tiêu chí đánh giá thiết kế kiến trúc xanh

Các tiêu chí đánh giá đã được nêu ra trong “Tuyên ngôn Kiến trúc xanh Việt Nam” và công bố vào ngày 24/07/2011 bao gồm 5 tiêu chí cơ bản sau:

1. Tiêu chí 1: Địa điểm bền vững

  • Địa điểm xây dựng phù hợp với quy hoạch.
  • Bảo vệ môi trường và cảnh quan tự nhiên.
  • Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.
  • Hòa nhập với cảnh quan tự nhiên.
  • Phục hồi năng cấp môi trường cảnh quan.

2. Tiêu chí 2: sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả

  • Khai thác và sử dụng hiệu quả, không khí và ánh sáng tự nhiên.
  • Sử dụng hiệu quả tài nguyên nước.
  • Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường.
  • Sử dụng hợp lý tiết kiệm đất đai trong xây dựng.
  • Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
  • Áp dụng công ngệ xanh.
  • Quản lý hiệu quả trong xây dựng, khai thác, sử dụng công trình kiến trúc, khu đô thị.

3. Tiêu chí 3: Chất lượng môi trường trong nhà

  • Tổ chức không gian trong nhà phù hợp nhu cầu tâm sinh lý, giao tiếp cộng đồng.
  • Vỏ bao che phòng, chống, giảm thiểu tác động của các yếu tố môi trường tự nhiên và nhân tạo.
  • Vật liệu nội thất đảm bảo không phát thải khí độc hại và tác động xấu đến sức khỏe, tâm lý người sử dụng.
  • Chất lượng không khí đảm bảo.
  • Tiếng ồn đảm bảo mức ồn trong nhà, khu đô thị thấp hơn giới hạn cho phép.
  • Chiếu sáng giảm thiểu năng lượng sử dụng, quản lý, kiểm soát chiếu sáng, tiết kiệm năng lượng.

4. Tiêu chí 4: Kiến trúc tiên tiến bản sắc

  • Giải pháp quy hoạch, kiến trúc tương thích với nhu cầu sống, hướng tới các giá trị văn hóa xã hội tương lai.
  • Bảo tồn kế thừa và khai thác các giá trị văn hóa, kiến trúc truyền thống, đặc trưng dân tộc vùng miền.
  • Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, thích ứng với biến đổi khí hậu, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội.

5. Tiêu chí 5: Tính xã hội nhân văn bền vững

  • Hòa nhập với môi trường nhân văn.
  • Đáp ứng nhu cầu vật chất, văn hóa tinh thần của cá nhân, cộng đồng, dân tộc.
  • Tôn trọng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
  • Môi trường kinh tế – xã hội ổn định.

 Lợi Ích Mà Kiến Trúc Xanh Mang lại Là Gì ?

kiến trúc xanh là gì?

  1. Áp dụng khoa học công nghệ mới nhằm tiết kiệm và bảo tồn nguồn năng lượng:
  • Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng của tự nhiên. Hạn chế tối đa việc gây ra hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường.
  • Sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, giảm tiêu hao. Có các biện pháp xử lý rác thải tránh gây ô nhiễm môi trường.
  • Gió và mặt trời là hai nguồn năng lượng thay thế hoàn hảo có thể tạo ra điện lưới cho toàn khu vực. Đây là những nguồn năng lượng sạch, an toàn, tiết kiệm và góp phần bảo vệ môi trường.
  1. Cộng sinh với môi trường tự nhiên
  • Khai thác kết hợp với bảo tồn, bù đắp, tái tạo cho thiên nhiên. Có các phương án chống chọi với sự biến đổi của khí hậu, môi trường.
  • Hướng tới sử dụng các vật liệu xây dựng từ tự nhiên như tre, rơm đá, các sản phẩm không chứa chất độc hại, có thể tái sử dụng hoặc tái chế sau khi đã tháo gỡ công trình.
  1. Tạo lập môi trường sống tiện nghi, thoải mái cho con người thông qua các công trình xanh

Công trình xanh cần đảm bảo các yếu tố: tiện nghi, trong lành, dễ chịu, lành mạnh phù hợp với văn hóa, tri thức, phong tục tập quán… Công trình cần giảm thiểu chất thải, tối ưu hóa trong việc vận hành và bảo trì.

  1. Phù hợp với môi trường lịch sử và văn hóa khu vực

Tiếp tục kế thừa và phát huy các truyền thống quý báu của dân tộc nhưng vẫn đảm bảo hạn chế tác động tới thiên nhiên và môi trường.

Có thể nói, những công trình kiến trúc xanh đã và đang là một kim chỉ nam cho xu hướng xây dựng và thiết kế trong tương lai của cộng đồng Kiến trúc Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo: 0935.946.179