Ngành kiến trúc sư dường như là một ngành nghề rất được ưa chuộng trong thời kỳ xã hội phát triển như ngày nay. Có lẽ vì thế mà số lượng các thí sinh dự thi vào các trường kiến trúc đang ngày càng gia tăng. Thế nhưng, bạn có biết không? Có những sự thật mà chỉ sau khi chúng ta trải qua hay va chạm vào nó thì mới biết được bạn có thích hợp với nó hay không. Và tôi biết, lúc nhận ra thì rất có thể bạn sẽ phải thất vọng và hối hận như thế nào.
NGÀNH KIẾN TRÚC SƯ
Bài viết của Tạp Chí Kiến Trúc hôm nay xin được giới thiệu đến các bạn những thông tin về ngành kiến trúc sư cần những gì nhé!
Ngành Kiến Trúc Là Gì?
Khái niệm kiến trúc có thể được hiểu như sau: “Kiến trúc là một ngành nghệ thuật và khoa học về tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc.”. Mục đích của kiến trúc là tạo không gian sống, không gian vui chơi,… và cải thiện cuộc sống con người.
Ngành Kiến Trúc Thi Môn Gì?
Khi nói đến các tổ hợp môn thi đại học, chúng ta thường nghĩ về khối A (Toán – Lý – Hóa), khối B (Toán – Hóa – Sinh), khối C (Văn – Sử – Địa) và khối D (Toán – Văn – Anh). Tuy nhiên, bạn không thể trở thành sinh viên ngành kiến trúc khi đăng ký xét tuyển đại học với tổ hợp các bộ môn này.
Tại Việt Nam, khối V và khối H là hai khối chính được lựa chọn để xét tuyển ngành kiến trúc. Tùy theo quy định của mỗi trường mà học sinh cần lựa chọn tổ hợp môn thi phù hợp như sau:
- Khối V00: Toán – Lý – Vẽ
- Khối V02: Toán – Văn – Vẽ
- Khối H02: Văn – Anh – Vẽ
Nhìn chung, các bạn học sinh cấp ba muốn thi Đại học ngành kiến trúc nên học vẽ càng sớm càng tốt.
Tham khảo thêm
- Nâng cao nhận thức về công trình tiết kiệm năng lượng
- Nhà ở chọn mới lạ hay truyền thống? giải pháp tối ưu của bạn là
- Kiến Trúc Địa Trung Hải Là Gì?
Ngành Kiến Trúc Học Trường Nào?
Ngành kiến trúc hiện đang được giảng dạy tại rất nhiều trường cao đẳng, đại học trên toàn quốc. Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành kiến trúc uy tín và chất lượng hàng đầu nước ta kèm điểm tuyển sinh năm 2021.
Trường học | Tổ hợp môn thi | Phương thức tuyển sinh | Điểm tuyển sinh |
Đại học kiến trúc Hà Nội | V00 | Đang cập nhập | |
Đại học kiến trúc TP. Hồ Chí Minh | V00 | Xét tuyển theo điểm đánh giá năng lực | 20.5 |
Đại học xây dựng Hà Nội | V00, V02, V10 | Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT | 24.88 |
Đại học Quốc tế Hồng Bàng | A00, D01, V00, V01 | Đang cập nhập | |
Đại học Bách khoa TP. HCM | Xét tuyển theo điểm đánh giá năng lực | 888 | |
Đại học Bách khoa Đà Nẵng | Đang cập nhập | ||
Đại học Văn Lang | V00, V01, H02 | Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT | 24 (môn Vẽ Mỹ thuật nhân hệ số 2) |
Đại học Khoa học – Đại học Huế | Đang cập nhập
|
||
Đại học Duy Tân | V00, V01, V06 | Xét tuyển theo điểm đánh giá năng lực | 18 |
Học Kiến Trúc Là Học Những Gì?
Trở thành sinh viên ngành kiến trúc, bạn sẽ được học:
- Kiến thức để biết cách kết hợp giữa thực tiễn và nghệ thuật để biến ý tưởng đó thành hiện thực.
- Kiến thức về kiến trúc mỹ thuật và các công tác quy hoạch trong thiết kế đô thị.
- Nguyên lý và kỹ thuật thiết kế mô hình, kết cấu công trình và nguyên vật liệu thiết kế,…
- Kỹ năng vẽ tay và sử dụng phần mềm thiết kế chuyên dụng.
Bên cạnh việc học lý thuyết thì sinh viên cũng sẽ được thực hành thiết kế để tiếp xúc với bản vẽ thực tế. Đồng thời, sinh viên cũng sẽ thành thạo các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình và đàm phán với đối tác.
Cụ thể, chương trình học của sinh viên kiến trúc sẽ bao gồm một số môn học chuyên ngành như:
- Thiết kế kiến trúc
- Hệ thống môi trường
- Lịch sử kiến trúc
- Kỹ thuật và khoa học xây dựng
- Toán kiến trúc
Sinh Viên Học Kiến Trúc Ra Làm Gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành kiến trúc có thể làm việc tại các doanh nghiệp tư vấn thiết kế, văn phòng dự án đầu tư xây dựng hoặc những công ty bất động sản,… tại các vị trí:
- Kiến trúc sư cảnh quan
- Kiến trúc sư công trình
- Kiến trúc sư nội thất
- Giám sát công trình Kỹ sư quy hoạch đô thị
Tại đây, sinh viên kiến trúc có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau:
- Xây dựng kế hoạch và tham gia đấu thầu công trình.
- Thiết kế, triển khai các công trình thiết kế về cảnh quan, nhà ở, nội thất trong và ngoài nước.
- Kiểm tra và giám sát chất lượng thi công để đảm bảo thực hiện đúng bản vẽ và tiến độ thi công.
- Quản lý và tham gia nhiều dự án ở các cấp độ khác nhau.
- Tự thành lập công ty và liên kết với các đơn vị thiết kế để tham gia nhận công trình dễ dàng hơn.
- Giảng viên tại các trường đại học, cơ sở đào tạo có ngành kiến trúc
Sinh Viên Cần Có Tố Chất Gì Để Học Ngành Kiến Trúc?
Quyết định trở thành kiến trúc sư là một lựa chọn khôn ngoan. Công việc này thú vị, mức lương thưởng tốt, đồng thời nó cho phép bạn cải thiện cuộc sống của những người xung quanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những tố chất, kiến thức cần thiết để trở thành một kỹ sư xuất sắc trong ngành kiến trúc.
1. Kiến thức toán học
Để trở thành một kiến trúc sư, bạn cần hiểu rõ các nguyên tắc toán học, đặc biệt là hình học và đại số nâng cao.
2. Sự sáng tạo
Nếu bạn định dành cả sự nghiệp để thiết kế những công trình xây dựng nổi bật, bạn cần là một người sáng tạo, có sức tưởng tượng tốt. Chỉ có như thế, bạn mới mang đến những sản phẩm xây dựng đáng nhớ và khiến nhiều người ngưỡng mộ.
3. Kỹ năng thiết kế
Là một kiến trúc sư, bạn cần thực hiện các bản vẽ; vì vậy, bạn không thể không biết thiết kế. Tuy nhiên, kỹ năng thiết kế của một kiến trúc sư khác với kỹ năng thiết kế của một nhà thiết kế đồ họa. Ngoài tính thẩm mỹ, bạn còn phải biết cách dung hòa vẻ đẹp và chức năng của công trình xây dựng.
4. Kiến thức xây dựng
Kỹ sư ngành kiến trúc cần có kiến thức về vật liệu, phương pháp và công cụ được sử dụng trong việc xây dựng hoặc sửa chữa các tòa nhà,… để phác thảo bản thiết kế. Luật xây dựng Ngoài các thông số kỹ thuật, ngân sách được phân bổ; kiến trúc sư cũng cần nắm rõ các quy định và chính sách của nhà nước liên quan đến vấn đề xây dựng.
5. Kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm
Là một kiến trúc sư, bạn không chỉ làm việc với các con số, các bản vẽ,… mà hơn hết, bạn còn phải làm việc với chủ đầu tư, nhà thầu, chính quyền địa phương, công nhân, đơn vị cung ứng vật liệu xây dựng,… Chính vì thế, bạn cần học cách giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả.
6. Sự cẩn thận, tỉ mỉ
Một cửa sổ đặt sai vị trí hoặc hệ thống ống nước được sắp xếp không đúng kỹ thuật có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, dẫn tới sự chậm trễ và tốn kém tiền bạc. Chính vì vậy, bạn cần có sự tỉ mỉ và cẩn thận khi muốn trở thành một kỹ sư xuất sắc trong ngành kiến trúc.
7. Biết cách sử dụng phần mềm hiện đại
Mặc dù một số kiến trúc sư vẫn phác thảo kế hoạch xây dựng và thiết kế bằng bút và giấy; nhưng tốt hơn hết, bạn nên làm quen với các phần mềm thiết kế như CAD, BIM. Những phần mềm này cho phép bạn lưu trữ, chia sẻ bản thảo với những bên có liên quan: chủ đầu tư, nhà thầu,… một cách dễ dàng.
Tham khảo thêm
Kết luận
Trên đây là những điều nhất định bạn phải biết khi muốn theo đuổi ngành kiến trúc. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn.