Huế có rất nhiều công trình kiến trúc đặc sắc và là nơi thu hút nhiều khách du lịch tham quan bởi vẻ đẹp mà nơi này đem lại. Đặc biệt khi nhắc đến Huế thì không thể không nhắc đến kinh thành Huế, một công trình mang đậm kiến trúc Huế bởi cách thiết kế xây dựng của nó. Cùng tìm hiểu về công trình kiến trúc này như thế nào nhé.
KIẾN TRÚC KINH THÀNH HUẾ
Để hiểu rõ hơn về kiến trúc kinh thành Huế có gì độc đáo? Mời mọi người cùng kham khảo những thông tin dưới đây của Tạp Chí Kiến Trúc!
Kinh Thành Huế Nằm Ở Đâu?
Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, di tích Kinh thành Huế – hay còn được nhiều người gọi là Thuận Hóa Kinh Thành là một toà thành cổ, thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Di tích nằm ngay vị trí trung tâm thành phố Huế, được xây dựng với lối kiến trúc độc đáo.
Diện tích mặt bằng của Kinh thành Huế là 520ha. Trong suốt 143 năm kể từ năm 1802, đây là nơi đóng đô của triều đình nhà Nguyễn. Trải qua 2 thế kỷ với sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, Kinh thành Huế vẫn giữ được diện mạo ban đầu.
Lịch Sử Xây Dựng Kiến Trúc Kinh Thành Huế
Kinh thành Huế là công trình xây dựng của triều đại nhà Nguyễn, có trong Quần thể di tích cố đô Huế và được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1993 bởi UNESCO. Kinh thành Huế thời đó được xây dựng theo kiến trúc của phương Tây kết và sự kết hợp với kiến trúc phương Đông.
Công trình này bao gồm 3 vòng thành đó là phòng thành, hoàng thành và tử cấm thành. Lối thiết kế kiến trúc của Kinh thành Huế là một công trình độc đáo mang đậm nét kiến trúc Huế và thể hiện cho sự phát triển mạnh mẽ của mỹ thuật nhà Nguyễn ở thế kỷ XIX.
Lịch sử xây dựng của Kinh thành Huế trải qua 27 năm, bắt đầu khởi công xây dựng dưới thời vua Gia long vào năm 1805, kéo dài quá trình xây dựng đến năm 1832 dưới thời vua Minh Mạng. Công trình xây dựng này là một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật độc đáo tại cố đô Huế và được mệnh danh là thành trì vĩ đại, đặc sắc và kiên cố trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Nguyên Tắc Thiết Kế Kinh Thành Huế Trong Phong Thủy.
Kinh thành Huế giờ được xây dựng có nghĩa quan trọng đối với vận mệnh của đất nước lúc bấy giờ. Chính vì lý do đó mà vua Gia long rất cẩn trọng trong việc thiết kế công trình này.
Theo lịch sử cho rằng nhà vua đã đến chùa Thiên Mụ để xin Bà Trời chỉ cho một vị trí đắc địa trước khi quyết định chọn vị trí xây dựng như bây giờ. Qua lời truyền cho rằng Bà Trời đã dặn vua Gia Long cưỡi ngựa chạy ngược dòng trên sông Hương và thắp nén hương ở đó. Khi nhà vua đi đến vị trí làm nén hương tắt thì nơi đó được chọn làm nơi đóng đô của nhà Nguyễn.
Chính vì thế nên mới có một kiến trúc Huế để đời cho đến ngày nay. Và đặc điểm này cho rằng nhà vua thời bấy giờ xây dựng công trình này rất chú trọng đến vấn đề phong thủy.
Xem thêm
Cấu Trúc Kiến Trúc Kinh Thành Huế.
Kiến trúc Huế được thể hiện nổi bật nhất qua cách xây dựng công trình Kinh thành Huế với nghệ thuật trang trí, điêu khắc gỗ trong kinh thành. Cách xây dựng mang đậm nét kiến trúc truyền thống Việt Nam ta.
- Lớp không gian bên ngoài thành – Phòng thành
Phòng thành – lớp không gian này được xây dựng dưới dạng hình vuông, chiều dài của mỗi cạnh hình vuông là 2235m và chu vi xây dựng lớp phòng thành gần 9000m. Lớp không gian này bao gồm 11 cửa, 24 pháo đài. Các lớp tường xây dựng với độ cao trên 5m và các lớp thành có đặc điểm xây dựng dày 21m. Có lớp không gian của sông hộ bao bọc bên phía ngoài của tường thành giữ vai trò phòng thủ chặt chẽ. Đây cũng chính là nơi tập trung dân cư và quan lại sinh sống.
Khi nhắc đến kiến trúc Huế đối với công trình xây dựng này thì nên chú ý đến cột cờ. Đây là công trình kiến trúc quan trọng của lớp không gian này. Cột cờ được xây dựng gồm 3 cấp nền đài có chiều cao tổng là 17m55. Ngày xưa xây dựng cột cờ bằng vật liệu gỗ nhưng đến nay cột cờ này đã được xây dựng bằng bê tông để thay thế nhằm giúp cột được giữ lâu hơn và chiều cao xây dựng lên đến 55m.
- Lớp không gian giữa kinh thành – Hoàng thành.
Hoàng thành, lớp không gian này còn có tên gọi khác là Hoàng cung. Hoàng thành được xây dựng theo hình chữ nhật, có chiều dài ở phía trước và phía sau là 622m và dài 606m ở hai bên phải trái. Hoàng thành xây dựng gồm có 4 cửa ứng với 4 hướng là Ngọ Môn ở hướng nam, Hòa Bình ở hướng bắc, Chương Đức ở hướng Tây và Hiển Nhơn ở hướng Đông.
Trong các cửa được xây dựng trên thì cửa Ngọ Môn được coi là hướng chính, cửa này chuyên dùng cho vua chúa đi lại thời bấy giờ và được thiết kế theo hình chữ U lớn. Cấu trúc cửa Ngọ Môn gồm 2 thành phần kiến trúc chính là nền đài thiết kế ở phía dưới gồm 5 lối ra vào và phần phía trên là lầu ngũ phụng gồm 9 mái nối liền nhau.
Tuy lớp không gian này đã trải qua nhiều lần tu sửa từ 3 thời kỳ nhưng công trình này được xem là một trong những công trình kiến trúc Huế còn sót lại đến thời nay. Và được giữ lại thiết kế về kiến trúc gần như là nguyên vẹn, đem lại nhiều giá trị độc đáo, nổi bật liên quan đến nền văn hóa kiến trúc, mỹ thuật Việt Nam.
- Lớp không gian trong cùng của kinh thành – Tử cấm thành
Tử cấm thành, là lớp trong cùng của công trình xây dựng kinh thành Huế, được xây dựng theo hình chữ nhật kích thước mỗi bên là 290x324m. Diện tích xây dựng tử cấm thành trên 9ha và chu vi là 1228m. Tử cấm thành gồm 7 cửa mở, được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vồ với bố cục thiết kế xây dựng chặt chẽ. Tử cấm thành là nơi làm việc và nơi ở của vua cùng với cung tần mỹ nữ.
Các triều đại xưa đã xây dựng nên một công trình kiến trúc cổ đại mang tính lịch sử cao. Tạo nên ấn tượng cho người đời về một công trình kiến trúc Huế được lưu giữ cho đến ngày nay. Kinh thành Huế là một trong những công trình đặc sắc cả về mặt thiết kế xây dựng và là công trình đem lại giá trị cao cho nền văn hóa của đất nước.
Kiến trúc đặc sắc mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc
Ngoài Kinh thành Huế ra thì kiến trúc Huế còn được biết đến bởi những công trình xây dựng đặc sắc khác như ga Huế, công trình xây dựng tòa nhà số 5 Lê Lợi. Trường Trung học phổ thông quốc học Huế, câu lạc bộ thể thao Huế, cầu Trường Tiền. Và một số công trình kiến trúc đặc sắc khác ở nơi này. Tất cả đều là những công trình kiến trúc mang tính lịch sử Huế, mang lại một bản sắc văn hóa đa dạng, thu hút nhiều khách du lịch. Qua đó góp phần phát triển kinh tế cho nước nhà
Kiến trúc Huế được thể hiện nổi bật nhất qua cách xây dựng công trình Kinh thành Huế với nghệ thuật trang trí, điêu khắc gỗ trong kinh thành. Cách xây dựng mang đậm nét kiến trúc truyền thống Việt Nam ta.
Qua phần giới thiệu về công trình kiến trúc Kinh thành Huế, các đặc trưng cho kiến trúc Huế ở phần trên đã làm rõ được bố cục xây dựng của Kinh thành Huế. Một công trình kiến trúc tiêu biểu của cố đô Huế. Đây có lẽ là tài liệu tham khảo hay cho ai thích tìm hiểu về lịch sử, về công trình kiến trúc cổ đại của các thời vua trị vì trong lịch sử dân tộc.