Đặc Điểm Kiến Trúc Đông Dương

Đặc Điểm Kiến Trúc Đông Dương

Kiến trúc Đông Dương là kiến trúc của người Pháp được hình thành khi đến đất Đông Dương đặt ách cai trị. Người Pháp đến đây sống và làm việc trên mảnh đất này và mang theo nền văn hóa và kiến trúc đến đây. Nếu như kiến trúc Nhật Bản là kiến trúc đặc trưng Á Đông thì kiến trúc lại có một chút tượng trưng của người phương Tây. Sau đây cùng tạp chí kiến trúc tìm hiểu về những đặc điểm kiến trúc đông dương trong bài viết dưới đây!

KIẾN TRÚC ĐÔNG DƯƠNG

Kiến trúc Đông Dương là sự kết hợp tinh tế giữa những cái đẹp của nền văn hóa Việt với sự tinh tế của kiến trúc Pháp. Kiến trúc Đông Dương không mang đến sự áp đặt của kiến trúc Pháp mà còn tồn tại cái đẹp của kiến trúc Việt. Những giá trị tinh tế, hiện đại của Pháp kết hợp với văn hóa Việt tạo nên kiến trúc đẹp, riêng của kiến trúc. Và Đông Dương trở thành kiến trúc hiện đại của người Việt với nhiều đặc điểm.

Kiến Trúc Đông Dương Là Gì?

Kiến Trúc Đông Dương Là Gì?

Kiến  trúc Đông Dương hay còn được gọi với tên rất Tây hóa là Indochine Style. Indochine là Đông Dương trong tiếng Pháp. Kiến trúc Đông Dương là phong cách thiết kế được người Pháp áp dụng kiến trúc Pháp vào công trình kiến trúc ở các nước Đông Dương trong thời Pháp thuộc. Vì thế, phong cách Đông Dương là điểm chạm, điểm giao thoa giữa hai nền văn hóa châu Âu – châu Á.

Ở Việt Nam, phong cách kiến trúc mang đến hơi thở văn hóa, vẻ đẹp truyền thống của dân tộc Việt phối hợp hài hòa với lối kiến trúc “chất Pháp” lãng mạn vừa cổ kính vừa hiện đại. Sự giao thoa văn hóa tồn tại ở Indochine không áp đặt kiến trúc Pháp cổ mà ứng dụng giải pháp kiến trúc sao cho phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam.

Lịch Sử Ra Đời Và Phát Triển

Lịch Sử Ra Đời Và Phát Triển

Trong suốt 61 năm thời kỳ Pháp thuộc của lịch sử Việt Nam, kiến trúc Pháp du nhập vào Việt Nam và có những thay đổi lớn để phù hợp với điều kiện địa phương. Bắt đầu từ năm 1880 thời kỳ tiền thuộc địa, thực dân Pháp áp đặt sự thống trị, thực hiện công cuộc khai thác trên mọi lĩnh vực.

Buổi đầu, Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, sự khai phá bán đảo Đông Dương của người Pháp đã mang tới phong cách kiến trúc phương Tây bản địa. Có thể tổng hợp các phong cách kiến trúc cơ bản như sau: phong cách kiến trúc Tân cổ điển, phong cách kiến trúc địa phương Pháp, phong cách kiến trúc Art Deco,…

Kỹ Thuật Và Vật Liệu Xây Dựng

Kỹ Thuật Và Vật Liệu Xây Dựng

Trong kiến trúc, kỹ thuật và vật liệu xây dựng được sử dụng là những kỹ thuật của Châu Âu với những vật liệu mới như hệ khung bê tông cốt thép chịu lực, khung thép tiền chế, sành sứ nhiều màu, ngói ardoise, gạch ốp lát… Phương tiện kỹ thuật trong xây dựng cũng được cải tiến khá nhiều với cột thu lôi, đèn điện, cổng sắt uốn…

Giải Pháp Kiến Trúc

Giải Pháp Kiến Trúc

Kiến trúc Đông Dương vẫn được áp dụng các giải pháp thông thoáng, cách nhiệt để phù hợp nhất với điều kiện khí hậu nhiệt đới như bố trí các dãy hành lang, dàn pergola rộng rãi chạy dọc theo công trình. Phần tường phía sát trần được bố trí các lam gió để tạo sự thông thoáng và lấy sáng cho không gian bên trong. Thường kiến trúc được xây thêm một sân trong hay giếng trời để tăng thêm sự thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên cho không gian. Không chỉ thế, sân trong, tiểu cảnh, giếng trời còn góp phần lớn vào việc tạo nên tính thẩm mỹ cho không gian.

  1. Mái nhà

Nếu trong kiến trúc truyền thống của người Việt sử dụng mái ngói thì mái của kiến trúc vẫn sử dụng mái ngói cho những công trình nhỏ và sử dụng mái bằng cho những công trình lớn. Phần mái thường được thiết kế nhô ra xa để có thể che nắng che mưa. Seno thu nước được thiết kế chạy dọc theo mái. Một số công trình sử dụng dạng mái vút cong ở các góc, mái chồng diêm theo kiểu kiến trúc truyền thống, có hoa văn trang trí ở đỉnh mái và ở các góc cong của mái.

  1. Thiết kế phần cửa

Trong kiến trúc Đông Dương được bố trí nhiều cửa trên tường. Những cửa sổ được thiết kế cao và rộng để tăng thêm sự thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên. Các công trình sử dụng phổ biến kiểu cửa lá sách đảm bảo cho gió tự nhiên vào trong không gian, giúp không gian thoáng hơn. Cửa sổ không chỉ được bố trí bên trên công trình mà còn được bố trí ở hành lang đặc biệt là hành lang ở phái chịu nhiều ánh sáng trực tiếp của mặt trời.

  1. Về các đặc điểm khác

Về phần trang trí, kiến trúc Đông Dương sử dụng rộng rãi các môtíp trang trí với màu sắc, kiểu dáng đa dạng như lưỡng long chầu nguyệt, pháp vân, lân sư, rồng phụng…

Dựa trên những đặc điểm đó, chúng ta có thể thấy được kiến trúc là một kiến trúc kết hợp của vẻ đẹp Á Đông với vẻ đẹp của Châu Âu. Tuy nhiên, hiện nay thực tế cho thấy trào lưu phong cách Đông Dương do chính người Việt kế thừa đã bị chia làm 2 hướng. Một hướng đi theo chủ nghĩa hình thức với kiểu hoài cổ, phục cổ. Một hướng tích cực và sáng tạo hơn, tìm kiếm một phong cách hiện đại Việt Nam cho nền kiến trúc mới hòa nhập với trào lưu quốc tế hóa ở Việt Nam.

Kết luận

Cho đến ngày ngày, dựa trên sự hiểu biết, nghiên cứu sâu sắc những giá trị của phong cách này, tiếp tục gìn giữ, sáng tạo và dung hòa với những nét hiện đại trên nền chất liệu tự nhiên thuần Việt cũng như màu sắc, họa tiết dân tộc đặc sắc được chế tác công phu.

Kiến trúc Đông Dương là một kiến trúc chỉ có ở Đông Dương. Những đặc điểm của phong cách kiến trúc chính là vẻ đẹp của sự kết hợp Châu Á với Châu Âu tạo nên vẻ đẹp riêng biệt. Để xây dựng được phong cách kiến trúc, những gì thuộc về giá trị văn hóa của người Việt vẫn cần được bảo tồn, ngoài ra, quý vị có thể kết hợp những vật liệu xây dựng hiện đại, tiên tiến của Châu Âu như gạch ốp lát để tạo nên vẻ đẹp cho công trình và đảm bảo được độ bền của công trình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo: 0935.946.179